Chat hỗ trợ
Chat ngay

Giấy Đục Lỗ - Giấy Sơ Đồ - Giấy Ngành May - Giấy Tiến Đường

TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:

TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:

TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:

TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:

TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:
TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:

Tin Tức

TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam:

23-04-2017 03:35:10 PM - 1810
Ngày 24/03/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, một hội thảo bàn về cơ hội TPP với ngành dệt may và da giày Việt Nam đã được báo Đầu Tư và Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức. Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trước vận hội TPP đã được nêu ra tại hội thảo này…
 
Ngành dệt may được hưởng lợi nhiều từ TPP.
 
Cơ hội đan xen khó khăn và thách thức
 
Có thể nói, từ nhiều năm nay, 2 ngành xuất khẩu dệt may và da giày đã trở thành mũi nhọn hết sức quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, khi hàng năm, dệt may và da giày không ngừng mang về cho đất nước hàng chục tỷ đô la Mỹ. Mặt khác, dệt may và da giày, dù còn rất non trẻ, song đã trở thành niềm tự hào, khi đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất - xuất khẩu lớn trên thế giới trong 2 lĩnh vực này. Chỉ tính năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của dệt may là 27,5 tỷ USD và của da giày - túi xách là 15 tỷ USD. Song, bên cạnh những thành công nói trên, còn không ít khó khăn, thách thức đối với Việt Nam, một khi Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đến rất gần.
 
Ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam - cho rằng: “TPP mở ra rất nhiều cơ hội vàng để các doanh nghiệp dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế lâu nay, doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam vẫn chỉ làm ở công đoạn có giá trị gia tăng quá thấp, nên lợi nhuận không đáng kể. Cụ thể, trong chuỗi giá trị của sản phẩm xuất khẩu toàn cầu, Việt Nam chỉ thực hiện ở công đoạn cắt, may, lắp ráp… theo đơn hàng từ nước ngoài, không chủ động khâu nguyên liệu, lợi nhuận thu về rất thấp. Vì vậy, khi gia nhập sân chơi TPP, nếu không tận dụng được cơ hội, thực hiện khép kín các công đoạn khác như: thiết kế, nguyên phụ liệu, dệt vải, nhuộm in vải sợi, thuộc da… thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ không hưởng hết các lợi lộc từ TPP mang lại”.
 
Chủ yếu gia công cho nước ngoài nên ngành da giày hưởng ít lợi nhuận trong chuỗi gia tăng toàn cầu của sản phẩm da giày.
 
Theo ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày - túi xác Việt Nam (Lefaso): “ Doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyện liệu đầu vào nhập khẩu, ước tính 60-70% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan. Chưa nói, các doanh nghiệp Việt cũng yếu kém cả trong khâu thiết kế, chưa xây dựng được thương hiệu riêng, năng suất lao động thấp, yếu kém trong khâu marketing và phân phối sản phẩm. Do đó, TPP đến rất gần, mà Việt Nam chưa khắc phục được các hạn chế trên sẽ khó có cơ hội hưởng lợi từ TPP”.
 
Thật vậy, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam còn rất thấp, mới đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu bông, 12,5% nhu cầu vải, chất lượng lại chưa đảm bảo… Với ngành da giày, mới nội địa hóa sản phẩm khoảng 50-60%, số doanh nghiệp nội địa hóa khoảng 90% rất hiếm hoi. Đây là những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, một khi TPP yêu cầu phải giá tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xuất khẩu.
 
Làm gì để tận dụng cơ hội vàng?
 
Cách đây không lâu, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso - từng cảnh báo: “Một khi doanh nghiệp Việt Nam chậm chân chưa chuẩn bị cho mình những điều kiện cần và đủ để gia nhập “sân chơi” TPP, thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ nhanh chóng “hớt” tay trên các doanh nghiệp Việt những ưu đãi có được từ TPP, ngay chính trên sân chơi của doanh nghiệp Việt”. Thật vậy, trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa có kế hoạch chuẩn bị cho TPP, thì các doanh nghiệp FDI đã có động thái đầu tư vào ngành dệt may và da giày Việt Nam, nhằm đón đầu các cơ hội mà TPP mang lại.
 
Thí dụ: Tập đoàn Far Eastern (Đài Loan) đầu tư 274 triệu USD cho dự án công nghiệp phụ trợ dệt may ở Bình Dương; Công ty TNHH Hyosung (Thổ Nhĩ Kỳ) với dự án sản xuất và gia công các loại sợi trị giá 660 triệu USD tại Đồng Nai; dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai (160,8 triệu USD, Hong Kong), dự án Công ty Wordon sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp (300 triệu USD, Anh quốc)… Ông Nguyễn Công Ái nói: “Có doanh nghiệp Ấn Độ nói với tôi rằng, họ nhập khẩu cao su Việt Nam về sản xuất ra nguyên - phụ liệu, sau đó xuất khẩu trở ngược lại cho các doanh nghiệp da giày Việt Nam. Thật oái oăm!”. Vậy, làm gì để tận dụng cơ hội vàng từ TPP?
 
 
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông - phát biểu: “Các nước TPP chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Canada… Do đó, TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt. Nó sẽ tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Song, cơ hội này chỉ trở thành hiện thực nếu doanh nghiệp chúng ta đáp ứng được tiêu chuẩn cao của TPP”.
 
Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Phải thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua phát triển - quy hoạch các cụm công nghiệp dệt may, da giày. Khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp phải khai thác tối đa lợi thế từ TPP và quy tắc xuất xứ. Lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu chính. Chọn thị trường phù hợp và tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ, đáp ứng cho sản xuất hàng xuất khẩu”.
 
Hàng năm, ngành da giày phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu da thuộc từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc), mới có nguyên phụ liệu để sản xuất.
 
Luật sư Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch LP Group - cho rằng: “Với các doanh nghiệp dệt may và da giày, TPP là cơ hội vàng, khi hầu hết các mặt hàng trong 2 lĩnh vực này xuất khẩu được hưởng thuế suất bằng 0%. Tuy nhiên, ngược lại, những quy định ngặt nghèo về “quy tắc xuất xứ” của nguyên phụ liệu cũng là một thách thức thật sự; bởi lâu nay, doanh nghiệp Việt phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu mà không có được từ trong nước. TPP đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải tự chủ về nguyên phụ liệu… Giải quyết được điểm yếu này cũng như một số hạn chế nội tại khác về thủ tục hành chính - hải quan, bảo vệ môi trường, chính sách cạnh tranh và lao động; đồng nghĩa tạo cho mình những cơ hội hưởng lợi từ TPP”.

CHUYÊN CUNG CẤP GIẤY SƠ ĐỒ UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ THÀNH HỢP LÝ

 CÔNG TY TNHH GIẤY TIẾN ĐƯỜNG

Địa chỉĐịa chỉ : 53/3 Lê Văn Khương, Kp. 5, P. Hiệp Thành, Q. 12, Tp. HCM
Địa chỉHotline : 0908 037 115
Địa chỉĐiện thoại : 08 6259 0505
Địa chỉEmail : giaytienduong@gmail.com
 

Các tin khác

Giấy sơ đồ
Giấy sơ đồ
giấy cuộn dài 80cm- 95cm -120cm- 1250cm-126cm- 130cm- 160cm - 172cm -185cm -195cm trọng lượng từ 15kg-20kg-30kg-40kg-50kg-500kg-1.000kg
Học sinh giỏi ở Hà Nội nhận thưởng là một tờ giấy
Học sinh giỏi ở Hà Nội nhận thưởng là một tờ giấy
Học sinh giỏi ở Hà Nội nhận thưởng là một tờ giấy
Ngành giấy nỗ lực thúc đẩy sản xuất
Ngành giấy nỗ lực thúc đẩy sản xuất

Trong 4 tháng đầu năm, ngành giấy đã sản xuất được 1.181.815 tấn giấy các loại, tăng 60% so với cùng kỳ 2017, nhờ các...

Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu
Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu

Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và chủ yếu may gia công - đó là thách thức lớn nhất đối với ngành dệt may khi tham...

Việt Nam cần 15 tỷ USD cho đầu tư dệt, nhuộm
Việt Nam cần 15 tỷ USD cho đầu tư dệt, nhuộm

Dù có năng lực cạnh tranh tốt nhưng dệt may Việt Nam đang gặp phải thách thức lớn là năng suất lao động thấp, nguyên...

Nhật Bản và Việt Nam nhất trí thúc đẩy ngành dệt may ở Việt Nam
Nhật Bản và Việt Nam nhất trí thúc đẩy ngành dệt may ở Việt Nam

Nhật Bản và Việt Nam vừa thống nhất khởi động đàm phán hướng tới phát triển ngành dệt may Việt Nam sau khi Hiệp...

Dệt may vào Mỹ đạt gần 10 tỉ USD
Dệt may vào Mỹ đạt gần 10 tỉ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tính đến cuối tháng 11-2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường...

Trung Quốc khát giấy, gom sạch giấy cuộn từ Việt Nam
Trung Quốc khát giấy, gom sạch giấy cuộn từ Việt Nam

TTO - Các doanh nghiệp sản xuất thùng cactông, giấy bao bì trong nước đang điêu đứng bởi giá giấy cuộn...